1000&530;100&100
Thuế chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu chính thức có hiệu lực
14/04/2017 22:34
Trước đó, ngày 30/3/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1105/QĐ-BTC áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (hay còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc. Theo đó, Thuế chống bán phá giá chính thức có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định và được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Loại hàng hóa nhập khẩu bị áp thuế chống bán phá giá là thép mạ, là một số sản phẩm thép cacbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng cacbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chống gỉ như kẽm hoặc nhôm, hoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng.

Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá áp dụng từ 7,02% đến cao nhất 38,34%. So với thuế chống bán phá giá tạm thời, một số sản phẩm của các nhà sản xuất đã bị nâng thuế rất mạnh như Bazhou Sanquang Metal Products (từ 7,2% lên 26,36%) hay Hebei Iron (20,76% lên kịch trần 17,58%).

Nếu tên nhà xuất khẩu trùng với tên một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu hoặc công ty thương mại nêu ở cột 2, cột 3 của bảng thì yêu cầu thương nhân nhập khẩu xuất trình giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc các giấy tờ tương tự chứng minh tên nhà sản xuất. Nếu giấy chứng nhận nhà sản xuất không thể hiện là nhà sản xuất nêu trong bảng thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà sản xuất của Trung Quốc là 38,34% và Hàn Quốc là 19%.

Trường hợp thương nhân không xuất trình được C/O phù hợp để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, mức thuế chống bán phá giá sẽ là mức thuế cao nhất 38,34%.

Doanh nghiệp tiêu biểu
Đăng ký nhận tin

Mã bảo vệ:     +     =  
Nhập địa chỉ email Email không hợp lệ Email này đã tồn tại Nhập mã bảo vệ Mã bảo vệ không đúng Đang gửi... Gửi thành công! Gửi thất bại!
Tỷ giá vàng
LoạiMuaBán
( Nguồn )
Tỷ giá ngoại tệ
Loại Giá
( Nguồn )
 
>