Tuy nhiên, đa số các CCN Chăn nuôi Khatoco Ninh Ích, Trảng É 1, Sông Cầu đã hoàn thiện công trình XLNT tập trung nhưng chưa đi vào hoạt động do chưa thu hút được đầu tư từ các doanh nghiệp, đầu tư vào CCN còn rải rác, chưa lấp đầy đồng bộ. Và tại CCN Đắc Lộc công trình XLNT mới được xây dựng và hoàn thiện vào cuối năm 2020 hiện đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm nên chưa tiếp nhận nước thải từ DN về trạm để tập trung xử lý, các DN tự XLNT và thải trực tiếp ra môi trường nên không đạt hiệu quả hoặc chưa đáp ứng được QCVN về nước thải;
Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng phát triển CCN thiếu quy hoạch đồng bộ, nôn nóng. Ý thức chấp hành các quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với CCN của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại đa số các CCN chưa cao.
Bộ máy quản lý CCN quy định đầy đủ, tuy nhiên công tác quản lý môi trường đối với CCN đôi khi chưa rõ; việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý môi trường tại các CCN chưa thường xuyên, chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe tới doanh nghiệp.
Để tiếp tục đầu tư phát triển CCN hiệu quả, bền vững, một số giải pháp về quản lý môi trường đối với CCN được đề xuất như sau:
Một là, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định 68/2017/NĐ-CP, Nghị định 66/2020/NĐ-CP và quy định của pháp luật về quản lý, phát triển CCN. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý, phát triển CCN, quản lý môi trường và công tác thanh tra, kiểm tra đối với các CCN cho phù hợp với tình hình thực tế, quy định pháp luật.
Hai là, chỉ đạo, tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường CCN. Tiếp nhận các dự án đầu tư vào CCN cần đảm bảo thống nhất quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt nhằm đảm bảo tính pháp lý và khoa học trong việc phân khu sản xuất để kiểm soát các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động. Không tiếp nhận thêm các dự án đầu tư vào CCN trong trường hợp chưa hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung của CCN theo quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường tại các CCN, tiến tới xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng và phù hợp với CCN, sát thực tế. Rà soát, ban hành Danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường để cấm, hạn chế đầu tư vào các CCN; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với CCN làm cơ sở pháp lý để quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường CCN.
Bốn là, hỗ trợ, khuyến khích, động viên các chủ đầu tư đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường tại các CCN bằng việc ban hành, tổ chức thực hiện các Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN từng giai đoạn từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; tăng cường phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Năm là, tăng cường phổ biến, tập huấn áp dụng các văn bản quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý CCN, nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp trong CCN; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại các CCN. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các CCN ở các địa phương; xử lý nghiêm các vi phạm về công tác bảo vệ môi trường tại các CCN.■
P.TT-TV