Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại Khánh Hòa từ năm 2006-2012
Trong 7 năm qua (2006-2012),
bằng nhiều nguồn vốn khuyến công trung ương và địa phương, Trung tâm Khuyến công
& Xúc tiến Thương mại Khánh Hòa đã thực hiện 7 chương trình hỗ trợ các doanh
nghiệp trong tỉnh, bao gồm Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển
nghề; Chương trình nâng cao năng lực quản lý; Xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; Phát triển sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông
tin; Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm
công nghiệp và Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện. Tổng
kinh phí để triển khai thực hiện 7 chương trình này lên đến hơn 4 tỷ 500 triệu
đồng. Từ hỗ trợ này, các doanh nghiệp đã có điều kiện để đầu tư phát triển, nâng
cao khả năng cạnh tranh và tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động nông
thôn, ổn định an sinh xã hội.
Bà Lê Thị Thu Hồng – Phó Trưởng phòng Kinh
tế thành phố Cam Ranh cho biết: "Trong lúc ngành công nghiệp đang gặp nhiều khó
khăn thì được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công là rất đáng quý. Những năm
gần đây, chương trình khuyến công đã làm được công tác hỗ trợ là vấn đề rất tốt.
Từ hỗ trợ đó các cơ sở sản xuất đầu tư máy móc thiết bị mới, tạo việc làm cho
nhiều lao động địa phương."
Không chỉ giúp các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, nâng cao khả năng quản lý,
tạo sức cạnh tranh trên thị trường, Trung tâm còn tập trung hỗ trợ các doanh
nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Đây được xem là một
trong những hỗ trợ quan trọng để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp mang tính bền vững. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các chương trình
khuyến công, Trung tâm cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Theo ông Lê
Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại Khánh Hòa:
"Việc tiếp cận nguồn vốn thì nhiều doanh nghiệp với nhiều nguyên nhân khác nhau
đã chưa tiếp cận được đầy đủ, trong đó mặt cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế.
Hạn chế thứ 2 là đội ngũ làm công tác khuyến công của tỉnh đến các huyện thị là
không có cán bộ chuyên để mà theo dõi."
Cũng chính từ nguyên nhân này mà
các cơ sở sản xuất ở địa phương không có cơ hội nắm bắt kịp thời sự hỗ trợ của
khuyến công. Đồng thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp cũng chưa
được phản ánh kịp thời đến Trung tâm, điều này dẫn đến các doanh nghiệp gặp rất
nhiều trở ngại trong quá trình ản xuất kinh doanh, hầu hết phải tự thân vận
động. Việc hỗ trợ giúp các doanh nghiệp tồn tại, phát triển sản xuất kinh doanh
lúc này là rất cần thiết. Để đạt được điều này, Trung tầm cần phải thay đổi
chương trình hỗ trợ sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và tình hình
kinh tế hiện nay.
Ông Lê Ngọc – Phó Giám đốc Khuyến công & Xúc tiến
Thương mại Khánh Hòa cho biết: "Tổ chức các hoạt động liên kết giữa các ngành
các hiệp hội ngành nghề, trên cơ sở đó hỗ trợ các doanh nghiệp nằm đóng trên địa
bàn của tỉnh, trên cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ đầu tư các cơ sở xúc
tiến thương mại, quảng bá các doanh nghiệp trên trang web."
Theo chương
trình khuyến công năm 2013, Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại
Khánh Hòa tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; kết
nối giữa phát triển du lịch với thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện để
mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Những thay đổi mạnh mẽ trong các
chương trình hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững, ổn định sản xuất, nâng cao
doanh thu và quan trọng nhất là tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa
phương./.