1000&530;100&100
Khánh Hòa đánh giá 10 năm thực hiện chính sách khuyến công
Khánh Hòa đánh giá 10 năm thực hiện chính sách khuyến công
15/12/2023 14:42
Chương trình khuyến công nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn phát triển, vì công nghiệp nông thôn (CNNT) giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Khuyến công Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2012-2023, đến nay đã trải qua hơn 10 năm thực hiện,Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 là cơ sở hành lang pháp lý xuyên suốt cho hoạt động khuyến công, góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa bàn nông thôn.

Qua hơn 10 năm thực Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, Khuyến công Khánh Hòa đạt được một số kết quả cụ thể sau:
1. Chương trình nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT): Tổ chức 15 đề án nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT nhằm tiếp tục hỗ trợ trích cực cho các cấp quản lý của cơ sở CNNT nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và các kỹ năng quy chuẩn khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với hơn 643 lượt người tham dự, tổng kinh phí thực hiện 419,185 triệu đồng. Trong đó tổ chức được 11 hội nghị tập huấn, hội thảo theo các chuyên đề như hội thảo sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm điện hiệu quả, tập huấn nhận diện và khai thác các lợi thế cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, tập huấn kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn và quản lý chất thải trong sản xuất kinh doanh,..và 04 chương trình hỗ trợ tham quan khảo sát trong nước để hỗ trợ cho các cơ sở CNNT có sản phẩm được bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu tham quan học tập kinh nghiệm để nâng cao chất lượng sản phẩm và học tập các mô hình sản xuất.

2. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật:Thực hiện được 11 mô hình trình diễn kỹ thuật, cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm mới và tổ chức các hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn với hơn 550 đại biểu là đại diện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham quan học tập kinh nghiệm và ứng dụng, tổng kinh phí hỗ trợ 2.972,5 triệu đồng. (Trong đó có 09 đề án sử dụng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia). Một số mô hình có sức lan tỏa lớn như: Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất men vi sinh Probiotic( kinh phí kcqg), mô hình sản xuất sản phẩm mới gạch không nung(kinh phí kcqg), mô hình chế biến dăm gỗ từ cây keo,…

Thực hiện hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị cho 76 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, tổng kinh phí hỗ trợ 8.351,71 triệu đồng. (trong đó có 02 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia với tổng kinh phí hỗ trợ là 350 triệu đồng). Một số mô hình ứng dụng tiêu biểu như: ứng dụng máy thiết bị tiên tiến sản xuất bánh đậu xanh thuần chay,  ứng dụng máy móc thiêt bị tiên tiến sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ ngành tàu biển, mô hình ứng dụng máy móc thiêt bị tiên tiến sản xuất dụng cụ thể dục thể thao,….

 


Ban giám khảo chấm điểm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023


3.Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thông qua các cuộc bình chọn cấp quốc gia, cấp khu vực, cấp tỉnh và cấp huyện để phát hiện và tôn vinh những sản phẩm có lượng lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiến tới xuất khẩu. Chương trình bình chọn được tổ chức đúng mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động khuyến công.Tổng kinh phí hỗ trợ 1.409,81 triệu đồng, kết quả đạt được có: 19 sản phẩm được công nhận cấp quốc gia, 41 sản phẩm được công nhận cấp khu vực, 181 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh và 309 sản phẩm được công nhận cấp huyện. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước nhằm quảng bá, giới thiệu rộng rãi hình ảnh sản phẩm và tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp, tạo cơ hội xúc tiến đầu tư cho doanh nghiệp.Tổng kinh phí hỗ trợ 818 triệu đồng

4. Chương trình  phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin: Phát hành 26 bản tin, Brochure  (số lượng 5.200 cuốn) và 56 chương trình khuyến công truyền hình, truyền thanh giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, giới thiệu các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn khuyến công đến các Trung tâm trên 63 tỉnh thành; các Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố; các Sở, ban ngành liên quan và doanh nghiệp. Kinh phí thực hiện 976,086 triệu đồng.
5. Chương trình hỗ trợ các hoạt động khuyến công khác: Ngoài các chương trình, đề án trên Trung tâm thực hiện các chương trình khuyến công khác như: hỗ trợ tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công. Kinh phí thực hiện là: 462,89 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công từ năm 2012-2022 là:  15.500,8 triệu đồng, Trong đó kinh phí khuyến công địa phương là 11.640,8 triệu đồng và kinh phí khuyến công quốc gia là 3.860 triệu đồng. Trải qua 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP,hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong khuyến khích các cơ sở đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Nhờ vậy, những năm gần đây, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển mạnh, đa dạng ngành nghề, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng được nâng cao, từng bước mở rộng thị trường, tạo sự phát triển ổn định bền vững.■ 

Phòng Khuyến công (TTKC&XTTM)

Doanh nghiệp tiêu biểu
Đăng ký nhận tin

Mã bảo vệ:     +     =  
Nhập địa chỉ email Email không hợp lệ Email này đã tồn tại Nhập mã bảo vệ Mã bảo vệ không đúng Đang gửi... Gửi thành công! Gửi thất bại!
Tỷ giá vàng
LoạiMuaBán
( Nguồn )
Tỷ giá ngoại tệ
Loại Giá
( Nguồn )