1000&530;100&100
Nhìn lại 5 năm hoạt động Khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020
Nhìn lại 5 năm hoạt động Khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020
28/10/2021 22:29
Qua 05 năm triển khai thực hiện Chương trình khuyến công theo Quyết định số 3090/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020, đây là khoảng thời gian nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, tuy nhiên nhìn chung hoạt động khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời, hiệu quả.

Thông qua hoạt động khuyến công đã giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn xác định được hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường; phát triển bền vững; tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc hiện đại hóa sản xuất-đổi mới công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tạo giá trị sản xuất chung của ngành công nghiệp tại địa phương.

 

Nghiệm thu đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất bánh đậu xanh

Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 đạt 51.586,95 triệu đồng. Trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ  3.020 triệu  đồng, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 5.391,95 triệu  đồng, còn lại là kinh phí đối ứng từ đơn vị thụ hưởng là 43.175 triệu đồng.Với mục tiêu hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong việc đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất- tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo một môi trường phát triển bền vững; Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại đã hỗ trợ cho 5 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới với kinh phí hỗ trợ là 1.950 triệu đồng, vốn đối ứng từ đơn vị thụ hưởng là 28.426 triệu đồng; hỗ trợ cho 42 đề án đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, với tổng kinh phí hỗ trợ  4.194,99 triệu  đồng, vốn đối ứng từ đơn vị thụ hưởng là 15.549 triệu đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 1.500 lao động. Năm 2017 và 2019 đã thực hiện tổ chức 02 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp tỉnh, hỗ trợ các cơ sở CNNT đưa sản phẩm tham gia bình chọn cấp khu vực và Quốc gia với với tổng kinh phí 642.59 triệu đồng kết quả có 73 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, 16 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực miền Trung Tây Nguyên và 6 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia. Đồng thời, thực hiện 01 đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ 150 gian hàng cho các cơ sở CNNT tham gia hội chợ, triển lãm trong nước với kinh phí hỗ trợ là 720 triệu đồng. Hoạt động này không chỉ kịp thời phát hiện và tôn vinh các sản phẩm tiềm năng tiêu biểu của tỉnh mà còn tạo động lực cho doanh nghiệp sáng tạo ra các sản phẩm ngày càng chất lượng, kiểu dáng mới lạ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các sản phẩm sau khi đạt giải sẽ tiếp tục được hỗ trợ kinh phí cải tiến kỹ thuật sản xuất cũng như quảng bá, tuyên truyền và xây dựng thương hiệu. Về hoạt động cung cấp thông tin và tuyên truyền chính sách khuyến công, từ năm 2016 – 2020 Trung tâm đã phát hành 4.400 bản tin và ấn phẩm, thực hiện 20 chương trình khuyến công trên truyền hình Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các lớp tập huấn hội thảo nâng cao năng lực cho các cơ sở CNNT trong việc quản lý nhân sự, tập huấn nghiệp vụ thuế, sản xuất sạch hơn...Tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm các địa phương trong nước có mô hình sản xuất kinh doanh giỏi; giao thương kết nối cung cầu nhằm quảng bá và tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm tỉnh nhà.


Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến công thời gian qua còn có một số mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục như sau: Nhu cầu thụ hưởng chính sách khuyến công của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh là khá nhiều nhưng số cơ sở được thụ hưởng chính sách khuyến công trong thời gian qua còn ít so với nhu cầu thực tế. Kinh phí khuyến công được ngân sách cấp hàng năm để hỗ trợ cho các cơ sở còn thấp so với kế hoạch; Các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh hầu hết là cơ sở nhỏ và siêu nhỏ  nên còn yếu và thiếu về các nguồn lực sản xuất như: trình độ lao động, quản lý sản xuất thấp, khả năng tài chính còn yếu. Do đó chưa thực hiện được các đề án mang tính điển hình có tính lan tỏa mạnh (như các mô hình trình diễn kỹ thuật, hợp tác quốc tế trong sản xuất,….).

Nhìn chung 5 năm qua, hoạt động Khuyến công trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đúng tiến độ và đồng bộ từ tỉnh đến các địa phương; nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành. Hiệu quả lớn nhất của chương trình khuyến công chính là sự thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, gắn kết sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển  một cách bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, tạo việc làm ổn định góp phần xây dựng nông thôn mới.■

 

P. Khuyến công

Doanh nghiệp tiêu biểu
Đăng ký nhận tin

Mã bảo vệ:     +     =  
Nhập địa chỉ email Email không hợp lệ Email này đã tồn tại Nhập mã bảo vệ Mã bảo vệ không đúng Đang gửi... Gửi thành công! Gửi thất bại!
Tỷ giá vàng
LoạiMuaBán
( Nguồn )
Tỷ giá ngoại tệ
Loại Giá
( Nguồn )
 
>