Quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng qua phương tiện điện tử
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc
hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2011. Sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng
yêu cầu cấp thiết hiện nay để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam
được tôn trọng và bảo vệ, đồng thời góp phần quan trọng trong việc tạo môi
trường kinh doanh lành mạnh và sự phát triển bền vững của đất nước.
Sau một năm đi vào thực hiện, không thể phủ nhận
những kết quả tích cực mà Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đem lại. Tuy
nhiên để luật thực sự đi vào cuộc sống, theo một số chuyên gia, cần phải tạo
tính minh bạch của các quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, đòi
hỏi các quy phạm phải rõ ràng về hình thức trong các quy định áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch với người tiêu dùng nhằm bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng.
Một trong những ưu điểm của Luật Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng là đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng thực hiện
quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, đến nay người tiêu
dùng vẫn chưa có điều kiện pháp lý để thực hiện bởi sự bất cập trong những quy
định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Bộ luật Tố tụng dân sự.
Đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong các giao dịch thương mại điện tử đã được xem xét và đưa ra một số
quy định. Cụ thể đối với Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng trong trường
hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp
đồng trước khi giao kết (Điều
14). Ngoài ra, đối với trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch, tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người
tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu quy định
tại khoản 1 Điều 20 của Luật./.