1000&530;100&100
Tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường
15/12/2023 16:49
Sự hình thành và phát triển của các Cụm công nghiệp (CCN) thời gian qua đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động; thúc đẩy tiếp cận và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý; nâng cao mức tăng trưởng GDP, giá trị xuất khẩu, số thu ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, việc phát triển CCN thường gắn liền với di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân hộ gia đình ở mỗi địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu vực tập trung. Tuy vậy, bên cạnh việc tạo ra sản phẩm thì hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong CCN cũng tạo ra một khối lượng lớn các chất thải như: Nước thải, chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại…., công tác bảo vệ môi trường tại các CCN hiện còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Theo quy hoạch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Khánh Hòa quy hoạch mới 10 KCN, với tổng diện tích khoảng 3.320 ha; Dự kiến sẽ có 14 CCN với tổng diện tích khoảng 669 ha. Bao gồm: Thành phố Nha Trang có (1) CCN Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương, diện tích khoảng 34,5 ha). Huyện Diên Khánh có (2) CCN Diên Phú (xã Diên Phú, diện tích 50 ha); (3) CCN Diên Phú VCN mở rộng (xã Diên Phú, diện tích 25,2 ha); (4) CCN Diên Thọ (xã Diên Thọ, diện tích khoảng 75 ha). Thị xã Ninh Hòa có (5) CCN và chăn nuôi Khatoco (xã Ninh Ích, diện tích khoảng 35,6 ha); (6) CCN Ninh Xuân (xã Ninh Xuân, diện tích khoảng 75 ha). Huyện Khánh Vĩnh có (7) CCN Sông Cầu (xã Sông Cầu, diện tích khoảng 75 ha); (8) CCN Khánh Bình (xã Khánh Bình, diện tích khoảng 50 ha). Huyện Cam Lâm, tại các xã Suối Cát và Suối Tân, có (9) CCN Trảng É 1 (diện tích khoảng 35 ha), (10) CCN Trảng É 2 (diện tích khoảng 67,6 ha; (11) CCN Trảng É 3 (diện tích khoảng 49 ha). Huyện Khánh Sơn có (12) CCN Sơn Bình (xã Sơn Bình, diện tích khoảng 18 ha). Thành phố Cam Ranh có (13) CCN Cam Thành Nam (xã Cam Thành Nam, diện tích khoảng 40 ha); (14) CCN Cam Thịnh Đông (xã Cam Thịnh Đông, diện tích khoảng 40 ha).
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCN và CCN, thời gian tới các cơ quan liên quan địa phương cần triển khai đồng bộ một số giải pháp: (1) Một là, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định 68/2017/NĐ-CP, Nghị định 66/2020/NĐ-CP và quy định của pháp luật về quản lý, phát triển CCN. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý, phát triển CCN, quản lý môi trường và công tác thanh tra, kiểm tra đối với các CCN cho phù hợp với tình hình thực tế, quy định pháp luật; (2) Hai là, đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư hạ tầng KCN và CCN, thay vì nguồn NSNN. Vận dụng linh hoạt các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường KCN, CCN. Tiếp nhận các dự án đầu tư vào CCN cần đảm bảo thống nhất quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo báo cáo ĐTM được phê duyệt nhằm đảm bảo tính pháp lý và khoa học trong việc phân khu sản xuất để kiểm soát các vấn đề môi trường phát sinh. Không tiếp nhận thêm các dự án đầu tư vào KCN, CCN khi chưa hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung của CCN theo quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; (3) Ba là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường tại các CCN, tiến tới xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng và phù hợp với CCN, sát thực tế. Rà soát, ban hành Danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường để cấm và hạn chế đầu tư vào các CCN; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với CCN làm cơ sở pháp lý để quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường CCN; (4) Bốn là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất trong CCN; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Hỗ trợ, khuyến khích, động viên các chủ đầu tư đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường tại các CCN thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện các Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN từng giai đoạn từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; tăng cường phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; (5) Năm là, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra trách nhiệm quản lý môi trường CCN và các cơ sở sản xuất trong CCN. Đặc biệt đối với các CCN đang là điểm nóng, bức xúc về môi trường cần có sự giám sát để từng bước yêu cầu hoàn thiện thủ tục môi trường đầu tư hạ tầng CCN và xử lý chất thải tại CCN, hoặc cơ sở trong CCN. Rõ ràng, việc đẩy mạnh phát triển CCN gắn với bảo vệ môi trường sẽ tạo thêm nền tảng vững chắc cho phát triển công nghiệp - trụ cột của phát triển kinh tế - xã hội đất nước, do đó để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, các ngành và địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý môi trường đối với các CCN trong thời gian tới.

Quang cảnh Đoàn công tác kiểm tra giám sát việc bảo vệ môi trường tại

Hệ thống xử lý nước thải Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-F17.


Năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng đã ban hành Quyết định số 3378/QĐ-UBND ngày 08/10/2021về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021- 2025 hướng đến các mục tiêu: (1) Phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, từng bước hướng đến nền kinh tế xanh, thực hiện tăng trưởng xanh; (2) Sử dụng hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; (3) Chủ động phòng ngừa và kiểm soát hạn chế các nguồn gây ô nhiễm suy thoái môi trường; tập trung giải quyết các vấn đề môi trường tại các Khu kinh tế, KCN, CCN, khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn, làng nghề…; 

(4) Nâng cao năng lực quản lý môi trường, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp. Nâng cao năng lực quan trắc môi trường. Huy động nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, đẩy mạnh kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; (5) Từng bước thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất và phát triển công nghệ môi trường; hạn chế phát triển mới và có lộ trình giảm dần các hoạt động kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường; (6) Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường; (7) Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Các nhiệm vụ cụ thể cũng đã được đề ra tại Kế hoạch gồm: (1) Nâng cao năng lực quản lý môi trường, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp. Nâng cao năng lực quan trắc môi trường. (2) Chủ động phòng ngừa và kiểm soát hạn chế các nguồn gây ô nhiễm suy thoái môi trường; tập trung giải quyết các vấn đề môi trường tại các Khu kinh tế, KCN, KCN, khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn, làng nghề... (3) Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản (4) Thu gom và xử lý chất thải y tế; (5) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại và sinh vật biến đổi gen. Bảo vệ các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; (6) Tăng cường năng lực ứng phó, xử lý sự cố môi trường; (7) Phối hợp thực hiện tuyên truyền về bảo vệ môi trường với các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông.■

Phòng Thông tin - Tư vấn (TTKC&XTTM)

Doanh nghiệp tiêu biểu
Đăng ký nhận tin

Mã bảo vệ:     +     =  
Nhập địa chỉ email Email không hợp lệ Email này đã tồn tại Nhập mã bảo vệ Mã bảo vệ không đúng Đang gửi... Gửi thành công! Gửi thất bại!
Tỷ giá vàng
LoạiMuaBán
( Nguồn )
Tỷ giá ngoại tệ
Loại Giá
( Nguồn )